ngày 07/03/2023
1. NỨT TẠI MẠCH VỮA THEO PHƯƠNG NGANG VÀ ĐỨNG
- Hiện tượng : Vết nứt xuất hiện trên chiều ngang, dọc theo mạch vữa giữa các viên gạch xây.
- Nguyên nhân
+ Không sử dụng bay xây chuyên dụng
+ Xây thiếu mạch hoặc mạch không đều
+ Thao tác thi công của thợ không đạt yêu cầu kỹ thuật
+ Trộn vữa không theo cấp phối của nhà sản xuất
-Phòng ngừa:
+ Sử dụng đồng bộ phụ kiện xây chuyên dụng (bay xây, cây khuấy vữa, búa cao su, cây tạo rãnh,....)
+ Sử dụng vữa xây, tô đồng bộ do EBLOCK cung cấp.
Hình 1. Hiện tượng vết nứt theo phương ngang và đứng
+ Trộn đúng với cấp phối ghi trên bào bì. Sử dụng máy trộn để vữa đạt hết các tính năng mà nhà sản xuất đã tính toán sẵn.
Hình 2. Vết nứt theo vị trí thiếu vữa mạch đứng và ngang viên gạch
+ Thi công đúng hướng dẫn thi công của EBLOCK đưa ra: Mạch vữa phải đầy, khoảng cách giữa các mạch vữa theo phương đứng phải ≥ 25% chiều dài viên gạch 600mm (≥ 150mm)
+ Kiểm tra và nghiệm thu kỹ hạng mục xây tường gạch AAC
Hình 3. Kiểm tra quy cách kỹ thuật xây tường AAC
- Khắc phục vết nứt xuyên tường:
+ Đục về hai phía vết nứt khoảng 50mm, vệ sinh sạch sẽ, chèn đầy vữa xây chuyên dụng vào vị trí đục. Bảo dưỡng tường theo quy định. Đóng lưới thép, đóng đinh định vị (nếu vết nứt có bề rộng lớn thì dùng thêm bát thép đóng vuông góc với chiều vết nứt, khoảng cách 1m dùng 2 bát thép). Tô lại tường theo yêu cầu
+ Tùy theo chiều dày lớp tô và bề rộng vết nứt để chọn loại lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh cho phù hợp
- Khắc phục vết nứt không xuyên tường:
+ Đục rộng về mỗi bên vết nứt ~3cm, vệ sinh tường, trám vữa tô chuyên dụng EBLOCK, dán lưới chống nứt và tô tường lại.
2. NỨT TẠI VỊ TRÍ TIẾP GIÁP GIỮA HAI VẬT LIỆU KHÁC NHAU
- Hiện tượng
+ Tại vị trí tiếp giáp giữa hai vật liệu (giữa tường ngăn AAC và cột BTCT, cột thép, giữa tường ngăn AAC và tường gạch nung Tuynel) xuất hiện vết nứt dọc theo vị trí tiếp giáp của hai loại vật liệu này.
+ Tương tự tại vị trí đỉnh tường AAC và đáy dầm, sàn.
Hình 4. Vết nứt tại vị trí tiếp giáp giữa hai loại vật liệu
- Nguyên nhân
+Vật liệu có hệ số giãn nở (giãn nở do nhiệt hoặc do độ ẩm thay đổi), khi nhiệt độ môi trường và/hoặc độ ẩm thay đổi dẫn đến hai loại vật liệu co giãn gây ra vết nứt dọc theo chiều liên kết hai vật liệu.
+Không đóng lưới, xử lý kỹ thuật để hạn chế nứt.
+Không sử dụng liên kết, bát thép chuyên dụng để liên kết giữa gạch AAC vào khung bê tông cốt thép.
+Mạch vữa không đầy
- Phòng ngừa và khắc phục
+Tạo liên kết cho tường AAC vào hệ kết cấu thông qua liên kết sắt râu hoặc bát thép chuyên dụng cho AAC.
+Dán lưới chống nứt phủ qua hai loại vật liệu khác nhau để hạn chế nứt. Đối với lớp tô mỏng tầm 3 đến 6mm thì dán bằng lưới sợi thủy tinh.Nếu lớp tô dày trên 10mm thì dán bằng lưới thép (lưới mắt cáo).
+Làm đầy mạch vữa tại ví trí liên kết
+Nếu đã xảy vết nứt tách lớp giữa hai vật liệu rồi thì tiến hành đục lớp vữa tô sau đó tiến hành dán lưới rồi tô lại đúng quy trình kỹ thuật.
Hình 5. Liên kết thép râu và bát thép
Hình 6. Dán lưới sắt ( lưới mắt cáo )
Hình 7. Dán lưới sợi thủy tinh
Hình 8. Dán lưới ở vị trí tiếp giáp cột
3. NỨT TẠI VỊ TRÍ M & E
- Hiện tượng : Vết nứt tại dọc theo vị trí thi công M & E.
- Nguyên nhân
+Trong quá trình thi công, việc xử lý tường tại vị trí M&E chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.
+Vết nứt xuất hiện do co ngót
+Không dán lưới để hạn chế nứt
- Phòng ngừa và khắc phục
+Sau đi hệ thống M&E, dùng vữa xây chuyên dụng Eblock trám đầy, dán lưới kỹ thuật trước khi tô tường.
+Sau khi xuất hiện vết nứt, đục mở rộng theo chiều vết nứt mỗi bên 50mm, vệ sinh tường, trám đầy khe hở bằng vữa xây chuyên dụng, dán lưới chống nứt và tô tường lại.
Hình 9. Dán lưới tại các vị trí M & E để hạn chế nứt.
4. NỨT TẠI VỊ TRÍ CỬA SỔ, CỬA ĐI VÀ LỖ MỞ
- Hiện tượng: Vết nứt xuất hiện gần vị trí nách lỗ mở với góc phá hoại xấp xỉ 45 độ
- Nguyên nhân
+ Do không sử dụng lanh tô hoặc có sử dụng nhưng chiều dài lanh tô không đủ để gối lên hai đầu tường.
+ Không dán lưới chông nứt.
Hình 10. Nứt tại vị trí nách cửa sổ , cửa đi và lỗ mở
- Phòng ngừa và khắc phục
+Thi công cửa cần chú ý tránh việc trùng mạch vữa đứng giữa các góc cửa. Chiều dài gối lanh-tô vào tường tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của EBLOCK khuyến cáo.
+Dán lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh để hạn chế vết nứt.
+Để hạn chế nứt tại góc cửa sổ (xé nách cửa) thực hiện tạo rãnh trên gạch AAC để đặt thêm thép đường kính 6 hoặc 8mm để gia cường, độ vươn của các thanh thép gia cường vượt qua mép cửa tầm >700mm (có thể sử dụng lanh tô AAC dưới cửa sổ hoặc đổ bê tông).
+Đóng lưới thép (lưới sợi thủy tinh) tại tất cả vị trí tiếp giáp giữa hai vật liệu để hạn chế vết nứt xuất hiện do giãn nỡ nhiệt giữa hai vật liệu khác nhau.
+Tuân thủ nguyên tắc trổ cửa, lỗ mở
Hình 11. Bổ trụ và đà giằng cho những lỗ mở không đúng nguyên tắc
Hình 12. Các chi tiết gia cường cho cửa sổ và cửa đi.
5. NỨT DẠNG XUYÊN TƯỜNG VÀ THẲNG ĐỨNG
- Hiện tượng: Vết nứt dưới đáy dầm, sàn có xuất hiện vết nứt dạng xiên, bấc thang và thẳng đứng.
-Nguyên nhân:
+Dầm, sàn chuyển vị (võng) đè xuống tường gây ra hiện tượng nứt.
+Sử dụng vữa mác cao chèn đầu tường hoặc dùng gạch đỏ xây chèn vào vị trí này gây ra nứt.
Hình 13. Khóa đầu tường bằng vật liệu cứng dễ gây ra nứt.
Hình 14. Nguyên nhân nứt do dầm, sàn bị võng quá giới hạn.
- Phòng ngừa và khắc phục
+Tạo liên kết mềm tại vị trị tiếp giáp giữa đáy dầm, sàn với tường, tại vị trí tiếp giáp giữa tường AAC và cột bằng Foam Polyurethane do Eblock cung cấp. Chiều dày lớp Foam Polyurethane phụ thuộc vào độ võng thiết kế của sàn, thông thường từ 15mm đến 30mm (phụ thuộc vào nhịp tính toán và tải trọng đặt lên tường).Hạn chế độ võng của dầm sàn từ giai đoạn thiết kế.
+Nếu đã có vết nứt rồi thì tiến hành sửa như sau:
Vết nứt xuyên tường:
Đục về hai phía vết nứt khoảng 50mm, vệ sinh sạch sẽ, chèn đầy vữa xây chuyên dụng vào vị trí đục. Bảo dưỡng tường theo quy định. Đóng lưới thép đóng đinh định vị (nếu vết nứt có bề rộng to thì dùng thêm bát thép đóng vuông góc với chiều vết nứt, khoảng cách 1m dùng 2 bát thép). Tiến hành tô lại tường.
Tùy theo chiều dày lớp tô và bề rộng vết nứt để chọn loại lưới thép hoặc lưới sợi thủy tinh cho phù hợp.
Vết nứt không xuyên tường:
Đục về hai phía vết nứt khoảng 50mm, vệ sinh sạch sẽ, chèn đầy vữa xây chuyên dụng vào vị trí đục. Bảo dưỡng tường theo quy định. Đóng lưới thép đóng đinh định vị (nếu vết nứt có bề rộng to thì dùng thêm bát thép đóng vuông góc với chiều vết nứt, khoảng cách 1m dùng 2 bát thép). Tiến hành tô lại tường.
Hình 15. Chèn Foam tại vị trí đáy dầm, sàn và tường AAC .
-Lưu ý:
+Do kết cấu hoạt động mạnh trong giai đoạn chất tải (tĩnh tải, hoạt tải sử dụng) nên ngay xuất hiện vết nứt cần để thời gian cho kết cấu ổn định mới tiến hành sửa chữa.
+Khi đã dùng vật liệu cứng chèn đỉnh tường, nếu xuất hiện vết nứt cần cách ly liên kết giữa dầm, sàn BTCT với tường AAC bằng vật liệu mềm theo quy định.
- CHI TIẾT CÁC LOẠI PANEL ALC THAM KHẢO: Tại đây
- HƯỚNG DẪN THI CÔNG SÀN PANEL ALC: Tại đây
- KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA SÀN PANEL ALC: Tại đây
Ngoài ra quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm và còn rất nhiều sản phẩm quy cách khác, mọi chi tiết đặt hàng, tư vấn sản phẩm, quý khách vui lòng gửi thông tin đến chúng tôi qua:
CÔNG TY TNHH TM DV GREEN B.A.K
Địa chỉ VP: 81 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tell/ zalo: 0909.983.776/ 0903.394.778
Email: Greenbak18@gmail.com
Website: https://greenbrick.vn/
Nhân viên công ty tiếp nhận trả lời và báo giá sản phẩm liên tục trong ngày.